Anh em nương tựa 15 năm sinh sống tại Sài Gòn

15 năm trước ở Phú Yên, bà Vân tình cờ gặp ông Sung đang ngủ lăn lốc ở vỉa hè. Ông Sung nhỏ thó như một cục thịt, bị gia đình hắt hủi, bà Vân thấy thế cũng thuơng ông lắm.

1

Sinh ra tại một vùng núi hẻo lánh của tỉnh Phú Yên, bà Phan Thị Thu Vân (45 tuổi) bị liệt một chân khi lên 3 tuổi, nhà lại nghèo và đông anh em nên bà không được biết mặt chữ. Khi bà ý thức được hoàn cảnh của mình, bà cùng các anh chị em bươn chải mưu sinh ở quê để có miếng ăn qua ngày.15 năm trước, trong một lần theo người chị đi buôn bán ở xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, bà giật mình khi thấy một người đàn ông nằm lăn lốc ở vỉa hè, chân tay ngắn ngủn, co rút. “Ổng ngủ ngoài vỉa hè trông tội lắm, gia đình không coi ổng ra gì, hắt hủi ổng…”, bà Vân kể lại khoảnh khắc lần đầu tiên bà gặp ông Võ Đình Sung (56 tuổi) ở Phú Yên.

Thấy người đàn ông dị dạng bị gia đình hắt hủi phải ngủ vật vờ ngoài vỉa hè, bà Vân sinh lòng thuơng và muốn bảo bọc, giúp ông Sung có một cuộc sống khác.

Từ lúc gặp bà Vân, cuộc sống của ông Võ Đình Sung đã thay đổi.

Bà Vân lúc ấy cũng chán cuộc sống ở quê nên bà xin gia đình cho mình lên Sài Gòn bán vé số mưu sinh. Thời điểm ấy, bà thấy bán vé số ở Sài Gòn thế mà kiếm được tiền, một tuần bán đã bỏ túi được mấy trăm, bà quyết định sẽ ở lại Sài Gòn luôn. Rồi bà lại nhớ đến người đàn ông nhỏ thó như cục thịt ngoài vỉa hè mà mình đã gặp ở quê, vậy là bà lại về quê.

Bà về, để đưa ông theo cùng. “Về quê là tôi lên nhà ổng, dẫn ổng vô đây bán luôn”, bà Vân kể.

Bà nhận ông Sung là anh kết nghĩa, lo cho ông từng bữa cơm, giấc ngủ. Lẽ ra bà đã có thể thảnh thơi tự thân bán vé số, nuôi con, rảnh rang thì chạy ra hàng cafe gần nhà trò chuyện với mấy người hàng xóm. Nhưng bà vẫn quyết cưu mang người anh đồng huơng của mình, chỉ vì: “Tôi cũng bị anh chị em coi thuờng, ổng cũng bị gia đình hắt hủi, tôi tật một chân, còn ổng phải mang cả thân hình dị dạng như “sọ dừa”. Nhìn ổng, tôi chịu không nổi”.

Hai anh em ông Sung bà Vân đang ở trọ tại một căn nhà 12 mét vuông trên đường Hồ Thị Kỷ, quận 10.

 

Hàng ngày, hai anh em chở nhau trên chiếc xe điện để bán vé số tại khu vực trước bệnh viện, quán ăn trên đường Lý Thuờng Kiệt, Nguyễn Tri Phương.

Lên Sài Gòn không lâu, bà Vân yêu một người đàn ông và ở với nhau nhưng chỉ được một thời gian ngắn. Khi bà mang thai đứa con đầu lòng được 6 tháng thì chồng bà bỏ đi biệt tích. Vậy là bà vừa chăm sóc cho người anh của mình, vừa nuôi con khôn lớn. Đến nay, con trai Tuấn Kiệt của bà đã học đến lớp 7 tại một trường bán trú gần nhà.

Bà tự hào khoe: “Thằng Kiệt học giỏi lắm mà cũng thuơng mẹ nữa. Tôi bảo để dành tiền mua cái xe đạp cho nó đi học, nó bảo thôi mẹ, con đi bộ được mà, đàn ông trai tráng đi bộ tập thể dục cho khỏe!”.

Mặc trời nắng gắt, bà Vân và ông Sung vẫn phơi mình bán vé số trước cổng Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM.

Ông Sung ngồi một góc để bán, còn bà Vân chống nạng đi vòng quanh trước bệnh viện để mời người mua vé số, nhưng bà cũng không bỏ ông Sung đi lâu. Cứ nửa tiếng bà lại quay về đứng cạnh vì sợ ông bị giựt vé số hoặc người ta không nhìn thấy mà giẫm phải ông.

Ông Sung bị khiếm thính nên không thể nghe được, ông hiểu ngôn ngữ của những người xung quanh qua khẩu hình miệng, cử chỉ, ông nói chuyện cũng rất khó khăn do ảnh huởng từ di chứng chất độc da cam. Ông kể, nhà có 6 anh em nhưng mạnh ai nấy sống, ba mẹ ông lại mất sớm, vậy nên ông cùng bà Vân vào Sài Gòn bán vé số để dành tiền lo đau ốm tuổi già.

Vì người nhỏ thó, phố phường Sài Gòn lại đông đúc nên có lần một tài xế xe tài không nhìn thấy nên đã cán phải ông. Tuy giữ lại được mạng sống nhưng ông phải nhập viện điều trị cả tháng trời.

Vóc dáng nhỏ bé như “sọ dừa” của ông khiến nhiều người thỉnh thoảng không nhìn thấy lại va phải ông trên đường.

Ông Sung cùng em gái của mình bán vé số từ sáng sớm đến trưa, về nhà nghỉ ngơi rồi 6h tối lại đi bán đến khuya mới về.

Cùng Danh Mục

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *