Những quả chua Sài Gòn mới nhìn đã thèm

Đây là phiên bản Say rim, tức là Say đã lột vỏ, sẽ được trộn với nước đường. Lớp đường ngấm vào say sẽ làm giảm bớt vị chua.

Đừng đọc bài này trong lúc đang buồn chán, bởi bạn sẽ không thể kìm hãm được cơn “thèm ăn chua” bất ngờ của mình.
Thiên đường ẩm thực ở Sài Gòn như chính cái thành phố này – không bao giờ ngủ yên và ngơi nghỉ. Mỗi ngày, mỗi ngày, Sài Gòn đều cho ra đời những món mới. Đến bây giờ thì không chỉ có đồ ăn Việt Nam mà cả các món ăn đường phố nổi tiếng trên thế giới cũng có thể dễ dàng tìm thấy được ở Sài Gòn. Tuy nhiên, dù cuộc chạy đua làm hài lòng các tín đồ ăn vặt có cam go cỡ nào, thì đâu đó ở những góc đường thân quen, vẫn luôn tồn tại những món ăn vặt huyền thoại mà bất kể lúc nào nghe nhắc tới cũng khiến người ta ngay lập tức thèm chảy nước miếng.

Nhưng ở Sài Gòn, để tôi – một đứa con gái “xịn” 100% phải chảy nước miếng thì chỉ có…trái cây và những biến thể của nó. Vì vậy, bài viết này đặc biệt dành tặng cho phái nữ, vì dưới đây chỉ toàn liệt kê những món quà vặt gắn liền với vị…chua, từ trái cây ngâm cho đến mứt….- những món ăn nằm thầm lặng ở một vỉa hè nào đó, nhưng Xuân Hạ Thu Đông đều có bao người phải ghé lại và mua cho mình một phần nhỏ mang về nhâm nhi cho đỡ cơn thèm.

Say

Trái Say (còn gọi là trái Nhung) có nguồn gốc từ miền Trung, vì vậy giá khá cao. Ngoài Hà Nội, Say thật sự là “của hiếm” khi có đợt được bán với giá gần 500 nghìn đồng một ký ( trong khi ở Sài Gòn chỉ tầm từ 200 – 300 nghìn đồng một ký). Say có mùi rất đặc trưng, chua ngọt đúng chất “món ăn dành cho con gái” và còn được đánh giá là đáng tiền hơn trái me. Từ Say, người ta có thể làm ra nhiều “biến tấu” mà chắc hẳn, chỉ những ai là dân Sài Gòn mới được thưởng thức “đặc sản” này.
IMG_0099-9bdb2

Trái say có vỏ màu đen và khá cứng.

Nhưng bên trong thì khá dày thịt và chua chua ngọt ngọt.

Đây là phiên bản Say rim, tức là Say đã lột vỏ, sẽ được trộn với nước đường. Lớp đường ngấm vào say sẽ làm giảm bớt vị chua.

Một hộp say thế này được các shop online bán khoảng từ 30 – 50k.

Còn đây là Say muối ớt – đơn giản là trộn say với muối ớt hoặc muối tôm.

Khi đem chùm ruột đi hỏi một số bạn miền Bắc thì đa phần đều không biết chùm ruột là trái gì cả. Nhưng ở miền Nam, chùm ruột quả thực là một loại trái vô cùng phổ biến, thậm chí còn mọc dại và không ai thèm hái. Chùm ruột không thể ăn “nguyên bản”, vì khá chua và chát. Thế là người ta phải biến tấu thành chùm ruột rim, từ đó dùng làm mứt, hoặc ăn ngay, hoặc trở thành topping trong các ly chè đủ màu.

Một thau chùm ruột rim ở vỉa hè Sài Gòn.

Một thể loại khác nữa dành cho những ai không thích vị ngọt của mứt chùm ruột, đó là chùm ruột muối ớt. Muối ớt quả thật là loại gia vị thần thánh khi trộn với chùm ruột là bạn có thể cho ra ngay một món ăn vặt xế chiều.

Khi cho muối ớt vào, tức khắc chùm ruột rim sẽ không còn vị ngọt gắt nữa mà trở nên chua cay ngọt mặn – đúng chất ăn vặt.

Hình ảnh những xe đẩy đựng đầy trái cây đã được gọt và cắt sẵn như Xoài, Ổi, Mía, Cóc, Mận… mà gọi tắt là Trái Cây Ghim luôn là hình ảnh dễ dàng bắt gặp được trên đường phố Sài Gòn. Những quả xoài sống được cắt đơn giản thành từng miếng dài rồi ăn kèm với muối, mắm ruốc hoặc nước mắm đường. Những miếng ổi vừa chua chua chát chát khi chấm với muối ớt thì phải thật ngất ngây. “Thực đơn” còn có mận xanh, mận đỏ, sơ ri…

Đây là hình ảnh đặc trưng trên đường phố Sài Gòn. Chỉ cần tới và dõng dạc chỉ tay lựa: “Lấy con 1 trái xoài, 2 trái ổi, 1 trái cóc và mấy miếng mận nhen” là được phục vụ tận răng.

Mặc dù ai cũng biết so với mua theo ký ở chợ, thì trái cây theo xe đẩy thế này mắc hơn nhiều. Nhưng có vẻ vì tiện, vì được gọt sẵn, vì chỉ cần ra đường vẫy một cái là có ngay một xe trái cây ngon lành đập vào mắt…mà xe trái cây vẫn tấp nập 4 mùa, thu hút biết bao nhiêu người, đặc biệt là các cô nàng học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng – những “tín đồ” hảo chua hạng nhất.

Mấy ai cầm lòng trước những miếng xoài, thơm…này cùng bịch muối ớt đang mời gọi?

Trái cây ngâm

Ngoài ăn tươi thì Sài Gòn còn có thể thể loại ngâm rất được lòng Hội chị em bạn dì. Nước ngâm đa phần là nước đường. Vì vậy nên hình thức ngâm thích hợp dành chi các loại trái cây mà còn non, xanh, chua. Khi được ngâm sẽ trở nên giòn, ngọt và dễ ăn hơn. Ba loại trái cây được ngâm nhiều nhất ở Sài Gòn đó là Xoài non, Cóc non và Cà na.

Ngâm một thời gian lâu, nước ngâm xoài sẽ có 1 hương vị thơm ngon đặc trưng. Về phần xoài trong khi ngâm cũng đã thấm lấy vị ngọt của nước đường, lúc ăn vừa chua vừa ngọt không chê vào đâu được.

Cũng như xoài, cóc vừa có thể ăn tươi, vừa có thể đem ngâm với đường. Mà dù cho chế biến kiểu nào, sự kết hợp chua-ngọt-măn-cay của thức quả này chưa bao giờ làm người ta thất vọng.

So với xoài hay cóc, cà na có phần ít phổ biến hơn và cũng khó ăn hơn do vị chát của nó. Tuy vừa chua lại vừa chát, nhưng cà na khi được ngâm đường và chấm thêm ít muối ớt thì ăn không chê vào đâu được. Cà Na còn hay được dùng làm mứt xên lên với đường. Ở phiên bản này, cà na vừa dẻo, ngọt lại chua chua.

Đây là cà na phiên bản ngâm đường.

Và đây là những thau mứt cà na đã được xên lên với đường.

Cóc chín

Cũng là thứ trái cây ăn vặt một cách dân dã như xoài, cóc luôn có một chỗ đứng khó thay thế trong lòng các tín đồ mê văn hóa nhâm nhi. Đặc biệt, vào mùa hè, đường phố Sài Gòn tràn ngập những xe cóc chín với những chồng cóc được xếp gọn gàng, đẹp mắt. Chủ quán còn “phục vụ tận răng” khi cắt sẵn từng miếng vàng ươm để trong hộp nhựa. Chỉ cần dừng xe, mua một hộp 35k là có thể mang về nhâm nhi. Chưa kể, bên cạnh còn để một thau muối ớt to như muốn “mời gọi”.

Hình ảnh quen thuộc ở Sài Gòn mỗi đợt tới mùa cóc chín.

Chỉ cần nhìn thau muối ớt này là nước miếng tự động chảy rồi các bạn ạ.

Cóc chấm muối ớt – quả là sự kết hợp không còn gì hoàn hảo hơn.

Me

Nhắc tới đồ ăn vặt chua chua mà bỏ qua me là một thiếu sót. Vì tính chua “không phải dạng vừa đâu” của nó mà các “biến thể” của me lần lượt ra đời. Đầu tiên, phải kể đến me ngâm. Me đã lột vỏ, tách hột, được ngâm vào nước đường như xoài, cóc…và khi ăn, bạn sẽ không còn thấy vị chua chảy nước mắt “nguyên bản” của nó nữa, mà chỉ thấy một vị chua ngọt, giòn giòn, cay cay đang ở trong miệng.

Me ngâm.

Một phiên bản khác rất phổ biến từ Bắc tới Nam, đó là me trộn muối đường. Sau này, người ta có thêm phiên bản trộn muối tôm thay vì muối ớt và đường như thường thấy.

Và tất nhiên, không thể bỏ qua me Thái – thứ me ngọt khó tin dành cho những ai thích ăn me ngọt. Được bán đầy trên đường, dù giá có cao hơn me ta một chút nhưng cũng không thể ngăn cản các tín đồ khoái chua được.

Những xe đẩy bán me Thái dọc đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3) luôn đắt hàng.

Cùng Danh Mục

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *